Mật ong đã trở thành thực phẩm/nguyên liệu “quen mặt” trong không gian bếp. Nhà nhà, người người đều tậu những chai mật ong “to đùng” để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình. Nhưng thử tưởng tượng vào ngày đẹp trời, bạn cầm chai mật ong và phát hiện mật ong kết tinh đóng đường, lúc này chắc hẳn bạn sẽ rất hoang mang, không biết có dùng được tiếp không. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn tìm câu trả lời!
3 bí mật thú vị của mật ong kết tinh đóng đường
1. Mật ong kết tinh đóng đường là gì?
Kết tinh là quá trình tự nhiên của các phân tử glucose sắp xếp theo trật tự nhất định. Quá trình này còn được gọi là “mật ong đông đặc” hoặc mật ong kết tinh đóng đường. Hiện tượng kết tinh xảy ra khi glucose – một trong ba loại đường chính trong mật ong – không thể hòa tan hết, chuyển thành glucose monohydrate và hình thành những tinh thể rắn dạng hạt
Hiểu nôm na, mật ong kết tinh đóng đường sẽ chuyển hóa từ dạng lỏng sang dạng hạt, tùy vào tình trạng kết tinh mà hạt sẽ nhỏ hay to. Hiện tượng này có 3 loại chính mà bạn cần lưu ý: kết tinh dưới đáy chai, miệng chai hoặc cả hai.
Mật ong kết tinh đóng đường là gì?
Điều thú vị ở đây mật ong thô càng nguyên chất càng có khả năng kết tinh cao bởi trong mật ong vẫn còn hàm lượng đường tự nhiên chưa qua chế biến, khác xa với sản phẩm tinh chế mà bạn bắt gặp ở siêu thị, cửa hàng bách hóa. Bởi vì muốn có giá trị thương mại cao hơn, nhà sản xuất đã tiến hành lọc bớt đường ra khỏi mật ong, từ đó hạn chế tình trạng kết tinh đóng đường.
2. Loại mật ong này không hề xấu như bạn nghĩ
Nhiều người vẫn lầm tưởng mật ong không giữ được kết cấu ban đầu là do tác động của môi trường; mua nhầm phải hàng “dỏm” và bực tức khi số tiền mình bỏ ra không thu được kết quả xứng đáng. Tuy nhiên, hôm nay Mật ong Phương Di xin phép “bào chữa” cho hiện tượng kết tinh đóng đường. Một trong những điều tuyệt vời nhất về mật ong là nó sẽ không bao giờ bị hỏng đâu bạn ạ! Dù mật ong của bạn có ở trạng thái đặc, trắng hoăc có tinh thể nhỏ có thể xuất hiện ở trên cùng hoặc dưới cùng của chai đựng.
Loại mật ong này không xấu như bạn nghĩ
Quay ngược về quá khứ, điều này đã được chứng minh khi các nhà khảo cổ phát hiện mật ong có trong lăng mộ của các pharaoh cổ đại hàng ngàn năm vẫn còn ăn được, Viện Smithsonian đã bắt đầu nghiên cứu về nguồn thực phẩm độc lạ, có một không hai này. Họ đưa ra giả thuyết rằng tính axit của mật ong (với độ pH tự nhiên từ 3-4,5), hàm lượng đường cao, và sự xuất hiện của hydrogen peroxide đều là những yếu tố giúp mật ong có thể tồn tại mãi mãi.
Để giải đáp câu hỏi “Mật ong kết tinh đóng đường” có ăn được không? Tạp chí Healthline – một trong những tạp chí sức khỏe uy tín tại Mỹ – đã đưa ra nhận định: “Ngay cả khi được bảo quản đúng cách, mật ong kết tinh đóng đường là điều hoàn toàn bình thường. Nó sẽ trắng, đục và có màu nhạt hơn, trong một vài trường hợp mật ong sẽ chuyển thành dạng hạt. Đây là hiện tượng tự nhiên, bạn vẫn có thể dùng mật ong bình thường”
3. Những yếu tố làm mật ong kết tinh và cách khắc phục
Theo tạp chí Wired, có ba yếu tố chính ảnh hướng đến quá trình kết tinh đóng đường của mật ong:
Những yếu tố làm mật ong kết tinh
3.1. Nhiệt độ
Mật ong sẽ kết tinh trong tổ ong nếu nhiệt độ xuống dưới 50ºF (10ºC), và mật ong sẽ kết tinh trong chai đựng của bạn nếu bạn cho chúng vào tủ lạnh. Vì vậy, hãy tìm nơi bảo quản mật ong có nhiệt độ ấm hơn để làm chậm quá trình kết tinh.
Nếu đã lỡ tay bỏ vào tủ lạnh và sáng hôm sau mới chợt nhớ ra thì bạn nên khắc phục tình trạng kết tinh bằng cách đun nóng. Bạn có thể đổ mật ong vào chén nhỏ rồi đun cách thủy hoặc cho vào lò vi sóng quay, tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà. Lưu ý bạn dùng đến đâu thì đun đến đó, tránh trường hợp đun hết sẽ gây lãng phí, tránh tình trạng đun nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị và độ tươi ngon của mật ong.
2.2. Tỉ lệ glucose và fructose trong mật ong
Mật ong là dung dịch siêu bão hòa của hai loại đường: glucose và fructose. Mức độ kết tinh phụ thuộc vào tỉ lệ giữa hai loại đường này, mật ong nào có hàm lượng glucose thấp hơn sẽ có khả năng chống kết tinh cao hơn. Để bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp, Mật ong Phương Di sẽ mách bạn những cây lấy mật có hàm lượng glucose cao: mật cỏ lào, bạc hà, cà phê,… Bên cạnh đó, hàm lượng nước cũng quyết định đến tính chất đặc, lỏng của mật ong: mật ong càng đặc, kết tinh càng nhanh và ngược lại!
2.3. Phấn hoa
Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình kết tinh của mật ong. Mật ong thô chưa qua xử lý thường có phấn hoa lẫn vào bên trong, trở thành yếu tố thúc đẩy quá trình kết dính, đóng đường. Hiện nay, một số quốc gia khác, điển hình là Mỹ có nhu cầu cao hơn, họ không thích mật ong có lẫn phấn hoa.
Đối tượng khách hàng này đã thôi thúc nhà sản xuất tung ra sản phẩm mật ong đã lọc bỏ phấn hoa, kéo dài thời gian chống kết tinh, màu sắc trong và sáng hơn. Nói hoa mỹ thì đây giống như một cuộc đại phẫu thuật để mật ong trở nên xinh đẹp, bắt mắt hơn!
Cách khắc phục mật ong kết tinh đóng đường
3. Mật ong Phương Di – giải pháp cho gia đình bạn
Nếu vẫn còn lăn tăn trong khâu lựa chọn mật ong, bạn có thể liên hệ ngay với Mật ong Phương Di nhé. Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm an toàn, vệ sinh, nói không với chất tạo màu, đường hóa học. Với kinh nghiệm 15 năm trong nghề, chúng tôi đảm bảo nuôi ong và khai thác mật theo tiêu chuẩn VietGap, đạt OCOP 4 sao tỉnh Gia Lai 2019. Đến với Phương Di bạn sẽ cảm nhận được thiên đường mật ong bởi chúng tôi cung cấp đa dạng sản phẩm, bao gồm: mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa.
Địa chỉ liên hệ:
- Xã Ia der, huyện Ia Grai Tỉnh Gia Lai
- Hotline: 0917514545
- Email: matongphuongdigialai@gmail.com
- Website: matongphuongdi.com
Đọc xong bài viết này chắc hẳn bạn đã có thêm vài kiến thức bổ ích và không lắng lo mật ong kết tinh đóng đường ăn được hay không. Nếu có bất kì thắc mắc hay chủ đề nào muốn chúng tôi giải đáp, bạn đừng ngần ngại để lại bình luận!