7 lợi ích sức khỏe của phấn hoa
Phấn hoa có tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ chữa lành vết thương.
Chế phẩm này được các nhà nghiên cứu đánh giá cao bởi giá trị dinh dưỡng nó mang lại và tiềm năng ứng dụng trong y học. Theo y học cổ truyền, phấn hoa có thể chữa bệnh biếng ăn, gầy yếu, suy nhược, bồi dưỡng cơ thể, nâng cao tình trạng thể chất…
Phấn hoa chứa protein, axit amin, vitamin, carbohydrate, chất béo, chất đạm và hơn 250 hoạt tính dinh dưỡng khác. Tờ Healthline liệt kê 7 công dụng sức khỏe của thực phẩm này:
Chống oxy hóa
Thành phần chống oxy hóa trong phấn hoa (flavonoid, carotenoid, quercetin, kaempferol và glutathione…) có tác dụng bảo vệ các tế bào bên trong cơ thể tránh khỏi nguy cơ xâm nhập của gốc tự do, hạn chế các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư, tiểu đường loại 2…
Hàm lượng chất chống oxy hóa của phấn hoa cũng phụ thuộc vào nguồn thực vật của nó.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Theo WHO: “Các bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Bệnh lý này cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người mỗi năm”.
Phấn hoa có khả năng làm giảm mức cholesterol, yếu tố hàng đầu gây ra bệnh tim. Hàm lượng axit béo không bão hòa của nó giúp ngăn ngừa các cục máu đông có hại, cải thiện lưu lượng máu xung quanh cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Chống viêm
Theo tờ WebMD, phấn hoa chứa một số hợp chất có thể làm giảm viêm và sưng tấy. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chế phẩm này giúp ngăn chặn hoạt động của các enzym gây ra viêm cấp tính và mãn tính.
Hiroe Maruyama và các cộng sự đã thực hiện cuộc nghiên cứu cho thấy phấn hoa có thể loại bỏ vết sưng lên đến 75% ở cá thể chuột, đồng thời chỉ ra khả năng điều trị hoặc ngăn ngừa các bệnh viêm mạn tính.
Tăng cường miễn dịch
Các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong phấn ong hỗ trợ hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể hoạt động hiệu quả.
Hỗ trợ chữa lành vết thương
Theo tờ Healthline, phấn hoa có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, có thể hỗ trợ cơ thể chữa lành vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết chiết xuất phấn hoa có hiệu quả tương tự trong trị vết bỏng như sulfadiazine bạc – tiêu chuẩn “vàng” trong điều trị bỏng và gây ra ít tác dụng phụ hơn.
Chống ung thư
Bộ đôi nhà nghiên cứu Yao Dong Wu và Yi-Jia Lou đã phát hiện ra chất chiết xuất từ phấn hoa có khả năng ức chế sự phát triển của khối u và kích thích apoptosis – quá trình chết theo chương trình của các tế bào – trong các bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết và ung thư bạch cầu. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu khoa học về đặc tính này.
Giảm triệu chứng tiền mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh thường đi kèm với các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, thay đổi tâm trạng và rối loạn giấc ngủ…
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, một nghiên cứu trên 46 phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh cho kết quả 71% trong số họ cảm thấy triệu chứng mãn kinh được cải thiện khi dùng phấn hoa.
Tình trạng bốc hỏa cũng được ghi nhận giảm đáng kể trong một nghiên cứu khác trên 64 người. Theo đó, 65% người tham gia cho biết họ ngủ ngon, giảm cáu kỉnh, ít đau khớp hơn khi bổ sung phấn hoa mỗi ngày liên tục trong một tháng.
Phấn hoa tương đối an toàn với mọi người, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng người có vấn đề về sức khỏe cần lưu ý khi dùng như trường hợp dị ứng, hen suyễn, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú… Cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tiêu thụ để đảm bảo an toàn.
Người tiêu dùng nên chọn thương hiệu phấn hoa có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua loại trôi nổi. Tại Việt Nam, mọi người có thể tham khảo sản phẩm của Mật ong Phương Die
Phấn hoa Phương Di được thu thập từ hoa cà phê, hoa trà, trinh nữ và cỏ dại. Trước khi đóng gói và phân phối, sản phẩm phải đảm bảo được sấy khô, diệt khuẩn theo tiêu chuẩn khép kín của nhà máy. Cách làm này giúp doanh nghiệp chủ động áp đặt tiêu chuẩn cao nhất lên sản phẩm.