Xuất khẩu mật ong –

  • Giá trị nhập khẩu mật ong toàn thế giới năm 2017 đạt 2.330 triệu USD, mặc dù sản lượng mật ong xuất khẩu của Việt Nam đứng ở vị trí cao, nhưng giá mật ong của Việt Nam chỉ đạt 1,22 Euro/kg , mức giá thấp nhất về sản phẩm mật ong xuất khẩu. Sản phẩm mật ong có mức giá cao nhất thuộc về New Zealand với 23,26 Euro/kg.
  • Đây là thông tin được TS. Đinh Quyết Tâm- Hội Nuôi ong Việt Nam chia sẻ tại hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng và thúc đẩy xuất khẩu mật ong Việt Nam”, do Viện Chăn nuôi, Hội Nuôi ong Việt Nam và Công ty Syngenta tổ chức ngày 17/8 tại Hà Nội.

TS. Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết, hiện cả nước có 1,2 triệu đàn ong gồm các giống ong ngoại và ong nội. Trong đó, số đàn ong nội khoảng 200 nghìn đàn, ong ngoại khoảng 1 triệu đàn. Số người nuôi ong khoảng 30 nghìn người, trong đó có 6 nghìn người nuôi chuyên nghiệp.

ong-mat-3.jpg
Sản phẩm mật ong hoa cà phê

Ở Việt Nam nghề nuôi ong đã và đang góp phần đáng kể vào việc tạo sinh kế và cải thiện đời sống người dân và góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. 

Ngoài việc tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, ong mật đóng vai trò chủ yếu trong thụ phấn cho cây trồng, giúp tăng năng suất và chất lượng rau quả. Hàng năm, Việt Nam sản xuất được hơn 55.000 tấn mật ong và hơn 1.000 tấn sáp ong; trong đó có khoảng 85–90% sản lượng mật và sáp ong được xuất khẩu.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm ong chủ yếu là Mỹ và các nước châu Âu, Nhật Bản. Đây là những thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng mật ong, nhưng với gần 5.000 tấn mật ong được xuất khẩu năm 2014 đã đưa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ong đạt 150 triệu USD thu được từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đứng hàng thứ 6 thế giới và thứ 2 châu Á về xuất khẩu mật ong.

bieu-do-gia-ong-EU.jpg
Biểu đồ xuất khẩu mật ong vào EU

-Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, xuất khẩu mật ong của Việt Nam đã giảm đáng kể cả về sản lượng và kim ngạch, gây khó khăn không nhỏ tới đời sống người nuôi ong và các doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2017 Việt Nam chỉ xuất khẩu được 39.000 tấn thu về gần 70 triệu USD.

-TS. Phạm Đức Hạnh – Giám đốc Trung tâm ong- Viện Chăn nuôi – nhận định, mặc dù ngành ong mật Việt Nam đã có những thành công nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế. Theo đó, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm chưa ổn định, tính cạnh tranh chưa cao. 

-Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các hộ nuôi ong và khai thác mật còn lỏng lẻo; mật độ nuôi ong tại một số địa phương chưa hợp lý; khoảng cách các trại nuôi đặt quá dày dẫn đến tình trạng khai thác thiếu bền vững, gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế nghề nuôi ong. Công tác nghiên cứu khoa học về giống ong còn hạn chế, có nơi, người nuôi ong thường tự tạo ong chúa để thay thế cho những ong chúa già…

-Bà Trần Ngọc Lan, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho rằng, nhiều năm nay nghề nuôi ong của Việt Nam đã được phát triển khá nhanh chóng, tạo thêm việc làm. Từ đó, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân, đặc biệt là những người dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi trung du. 

-Theo bà Lan, do đặc thù của ngành ong phải di chuyển thường xuyên nên rất khó khăn cho công tác quản lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chăn nuôi ong. Mật độ nuôi ong tại một số địa phương phân bổ chưa hợp lý. Có những mật độ đặt điểm ong quá dày do vùng đó có liên quan đến chỉ dẫn địa lý hoặc những nơi có thương hiệu.

-Đại diện Cục Chăn nuôi cho rằng, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững cần phải mở rộng sản xuất quy mô lớn để xuất khẩu. Đồng thời, nâng năng suất mật ong đủ tiêu chuẩn tăng từ 1-1,5%/năm (đạt 42-43 kg mật/thùng tiêu chuẩn/năm đối với ong ngoại và đạt 21-23 kg mật/thùng tiêu chuẩn/năm đối với ong nội).

-TS. Đinh Quyết Tâm cho rằng, khi diện tích cây keo lai phát triển lớn nhất so với các loại cây khác, đạt tới 4.000 ha thì mật ong từ hoa cây keo lai bị giảm chất lượng, mật hay bị đổi màu. Đây là nguyên nhân chính khiến giá mật ong năm 2017 của Việt Nam giảm rất mạnh. 

-Ngoài ra, nguyên nhân giảm giá còn đến từ sự giảm giá chung của thị trường thế giới; sản phẩm mật ong Việt Nam cũng chưa có thương hiệu trên thị trường, trong khi cạnh tranh ngày càng nhiều.

-Từ những bất cập trên, ông Tâm đề nghị, ngành nuôi ong cần có số liệu thống kê chính thức về đàn ong, số người nuôi ong, sản lượng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu và phát triển nuôi ong trong thùng kế, sản xuất mật ong hữu cơ. Cùng đó, quản lý chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của mật ong Việt Nam; đào tạo kỹ thuật cho người nuôi ong, xây dựng thương hiệu cho mật ong Việt Nam.

mật ong đa hoa
Giỏ hàng
Mật Ong Phương Di